Tại sao Đại tá không quân lại lái trực thăng phục vụ du lịch?

Tại sao Đại tá không quân lại lái trực thăng phục vụ du lịch?

Ngày 5/4, máy bay Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển đã gặp nạn và dẫn đến thư.ơng vo.ng cùng với 4 du khách. Bên cạnh những lời chia sẻ về đau thương mất mát thì cũng nhiều người thắc mắc, thậm chí là có những luận điệu công kích về việc tại sao Đại tá Chu Quang Minh lại lái trực thăng phục vụ du lịch để rồi gặp nạn?

Sáng 15-10, từ ga trực thăng Gia Lâm (Hà Nội), Công ty Trực thăng miền Bắc (TTMB), Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức cho trực thăng Mi-172 cất cánh bay sang Indonesia thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ bay cứu hỏa

Thực ra, Công ty trực thăng miền Bắc là doanh nghiệp 100% Nhà nước thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng). Công ty là một trong những doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng được thành lập ra để thực hiệm nhiệm vụ tham gia vào sản xuất kinh tế. Hiện, Bộ Quốc phòng đang quản lý, giao nhiệm vụ quân sự quốc phòng cho 83 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 20 doanh nghiệp cổ phần. Ngoài ra, còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên, là công ty con của công ty mẹ tập đoàn đang được giao nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhưng chưa đủ cơ sở pháp lý để được công nhận là doanh nghiệp quốc phòng.

Những năm qua, các doanh nghiệp quân đội đã tạo ra khoảng 5% GDP. Tức trung bình mỗi năm GDP của đất nước khoảng 300 tỷ USD, thì doanh nghiệp Quốc phòng đóng góp khoảng 15 đến 20 tỷ USD. Cạnh đó, mỗi năm, doanh nghiệp quốc phòng đóng góp cho Ngân sách nhà nước khoảng 40.000-50.000 tỷ đồng, bằng khoảng 25% đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nước.

Thực tế, quân đội tham gia hoạt động sản xuất là truyền thống có từ khi mới được thành lập. Hoạt động này được khuyến khích nhằm hạn chế gánh nặng cho nhà nước và làm tăng sự gắn kết giữa quân đội với nhân dân, vừa góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Việt Nam từng thành lập một số đơn vị quân đội có nhiệm vụ phát triển kinh tế kết hợp phòng thủ tại một số địa bàn chiến lược. Đơn cử như các Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Trường Sơn, các Binh đoàn 15, 16 đứng chân trên các địa bàn chiến lược, tham gia phát triển kinh tế xã hội, vùng sâu, vùng xa, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư vùng khó khăn, biên giới, xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, là “phên giậu” của Tổ quốc trên các vùng chiến lược.

Hiện nay, quân đội cũng đã cải tổ việc hoạt động kinh tế. Quân ủy Trung ương đã quy hoạch hệ thống doanh nghiệp trong Quân đội với các tiêu chí. Thứ nhất, phải là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng kết hợp làm kinh tế; Thứ hai, doanh nghiệp Quân đội phải tổ chức chặt chẽ theo đúng mô hình tái cơ cấu mà Chính phủ quy định; Thứ 3, doanh nghiệp quân đội phải làm đúng luật, không có biệt lệ. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng cho biết: “Quân đội đã từng có gần 200 doanh nghiệp, vừa qua đã rút xuống còn hơn 80 và trong đề án do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng báo cáo chính phủ, hiện vẫn còn 17 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thực sự cần thiết, thực sự làm ăn đứng đắn, thực sự tuân thủ luật pháp thì mới được tồn tại“.

Soi chiếu vào sự việc trên thì, Công ty trực thăng miền Bắc được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận khai thác tàu bay số 200405, được gia hạn hiệu lực tới ngày 28/2/2024, đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các tiêu chuẩn an toàn cao. Đơn vị này đang đang khai thác hai tàu bay Bell-505 với số đăng ký là VN-8650 và VN-8651. VN-8650 có tổng số giờ bay cho tới khi gặp nạn là 488 giờ, với 2.655 lần cất/hạ cánh. Và phi công Chu Quang Minh có giấy phép lái tàu bay thương mại còn hiệu lực đến tháng 6/2026. Có nghĩa là mọi thứ hiện tại đang tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Lại nói, quân đội làm kinh tế được thực hiện tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Pakistan, Ecuador, Honduras, Peru, Ai Cập, Myanmar, Hoa Kỳ, Pháp… Đây là hiện tượng phổ biến có từ rất lâu trong lịch sử thế giới. Tuy vậy, mặc dù xây dựng kinh tế luôn là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội trong quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Và sự việc lần này cũng không loại trừ, thế nhưng đó chỉ là lý luận cùn của những kẻ soi mói thích đâm chọc, hằn học và luôn trục lợi từ mất mát của dân tộc.

Bài viết .