Từ vụ Ca sĩ Anh Thơ ‘bùng show, hét cát-xê 86 triệu’: Bàn về công tác quản lý

Từ vụ Ca sĩ Anh Thơ ‘bùng show, hét cát-xê 86 triệu’: Bàn về công tác quản lý

TỪ VỤ CA SỸ ANH THƠ – BÀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Nghề ca sỹ dưới chế độ phong kiến được coi là “xướng ca vô loài”; chỉ phục vụ dzu hí cho tầng lớp thượng lưu – giai cấp phong kiến; nhưng mua vui đó cũng chỉ được “một vài trống canh”; là tầng lớp được xếp vào hạ đẳng của xã hội.

Sau ngày đất nước được độc lập ( 2/9/1945), Đảng và nhà nước ta tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó có cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa. Lĩnh vực ca múa nhạc được xác định là một bộ phận cấu thành về văn học nghệ thuật và món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nghề ca hát được xác định là một nghề được tổ chức đào tạo, quản lý chặt chẽ, phát huy tối đa tài năng của các ca sỹ. Nhà nước tổ chức giải thưởng và phong danh hiệu “nghệ sỹ ưu Tú và nghệ sỹ nhân dân” cho nghệ sỹ ca hát như đối với nghề giáo viên và nghề thầy thuốc. Trong khi nghề nông, công nhân, kỷ sư, nhà báo, nhà thơ, luật gia, luật sư,…chưa được nhà nước phong danh hiệu đó.

Với đường lối đúng và thực hiện nghiêm túc của Đảng và nhà nước ta; đội ngũ những người làm nghề ca hát trong bao nhiêu năm qua đã góp phần tạo nên một đời sống hiện thực có văn hóa và vui tươi lành mạnh; góp phần phát triển sản xuất và thành công trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thống nhất nước nhà, “Tiếng hát át tiếng bom”.

Ca sỹ được “trời phú” cho có giọng âm thanh hay, kèm theo sự phấn đấu học tập và rèn luyện. Đại đa số các ca sỹ hết lòng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, tên tuổi và giọng hát của họ luôn ở trong lòng dân.

Tuy nhiên, từ ngày Đảng và nhà nước ta có đường lối đổi mới “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN”;… thì có một số ca sỹ đã bị thị trường hóa, chạy theo đồng tiền, kiêu ngạo, hợm hĩnh, nhân cách bị suy thoái;… Vài vụ việc của ca sỹ Anh Thơ trong thời gian qua là một dẫn chứng.

1-/ Hơn 80 triệu chi cho ca sỹ Anh Thơ hát 2 bài ( cao hơn 4 tháng lương của một vị Bộ Trưởng) trong đêm ca nhạc “ uống nước nhớ nguồn” vinh danh một số nhạc sỹ nối tiếng quê hương đất Nghệ An, do Hội đồng hương Nghệ An tổ chức, không bán vé, kinh phí do Ban Tổ chức tự huy động;…Vậy mà ca sỹ Anh Thơ từ bỏ để tham gia đêm diễn khác (có lẽ tiền “bán giọng” cao hơn)

2-/ Tại sao ca sỹ cũng là một nghề kinh doanh mà lâu nay công tác quản lý của nhà nước rất hời hợt: không đăng ký kinh doanh, tiêu chuẩn hành nghề?, thực hiện biểu diễn không ai quản lý và không quản lý được, tiền thu nhập có được kê khai nộp thuế không? Đang bị bỏ mặc; tiền phải trả bản quyền cho các nhạc sỹ sáng tác, đạo đức nghề nghiệp ca hát chưa được Cơ quan có thẩm quyền ban hành.

3-/ Công tác tuyên truyền (nhất là một số kênh truyền hình) đang thể hiện “bán sóng quốc gia” cho một số nghệ sỹ nhảm nhí quảng bá tên tuổi của mình, phục vụ động cơ cá nhân là chính yếu và lợi ích nhóm;…

4-/ Nhiều vụ vi phạm (kể cả việc nghệ sỹ huy động tiền từ thiện cần phải xác minh làm rõ) chưa được làm đến nơi đến chốn, xử lý thiếu nghiêm minh,… để có tác dụng giáo dục và ngăn chặn vi phạm.

Nôm na một vài lời bộc bạch nêu trên; tôi cho rằng lỗi không phải của riêng ai, mà “Tại anh tại ả, tại cả đôi bên”; đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này thật sự đang quá yếu kém.

Ts, Luật sư. Trần Đình Triển

(VP luật sư Vì Dân)