Vợ Tân Hiệp Phát t.ỏ th.ái đ.ộ khi chồng b.ị t.ố qua lại với 1 nữ ca sĩ, h.é l.ộ bí quy.ết gi.ữ l.ửa h.ôn nh.ân

Vợ Tân Hiệp Phát t.ỏ th.ái đ.ộ khi chồng b.ị t.ố qua lại với 1 nữ ca sĩ, h.é l.ộ bí quy.ết gi.ữ l.ửa h.ôn nh.ân

Cuộc hôn nhân kéo dài hơn 4 thập kỷ đầy gian nan của ông Thanh – bà Nụ và hơn 25 năm nỗ lực vươn lên của Tân Hiệp Phát, gia tộc họ Trần đã gây dựng một cơ nghiệp đồ sộ, được cộng đồng doanh nhân quốc tế đặc biệt chú ý.

Thuở thanh niên, bà Nụ có sạp bán đường ở chợ Bà Chiểu. Hàng đường bà Nụ bán rất chạy, đông nghịt người mua, cả người dân mua về dùng lẫn các nhà sản xuất nhỏ lẻ.

Trong đó, có không ít người đến mua đường chỉ vì cô chủ sạp đường… quá đẹp. Đẹp nhất cái chợ Bà Chiểu lúc đó. Trước đó, khi còn học trường luật, bà Nụ cũng là hoa khôi, và nhiều người còn nói bà ‘đẹp nhất cái tỉnh Gia Định’.

Không chỉ nhiều người đến mua đường. Không ít người còn tình nguyện đến dọn dẹp, bê vác giúp bà những thùng đường nặng tới 50 – 60kg mà hàng ngày bà vẫn phải tự bê.

Trong đó có một người mà bà Nụ đ.ánh giá là “lịch sự, ga lăng”, tên là Thanh “râu”. Cái tên này gắn liền với bộ ria mép xanh rậm của ông Thanh, đúng chất lãng tử Sài Gòn hồi đó.

Là người làm men, ông Thanh vừa là khách mua đường, vừa là người đến đều nhất để giúp đỡ bà Nụ các công việc hàng ngày tại sạp đường. Dọn hàng xong, vị khách từng trải không quên đèo cô hàng đường đi ăn kem, đi dạo trước khi về nhà.

Dần dà, anh hùng – thuyền quyên bén duyên và trở thành chồng vợ sau lời cầu hôn… kì cục đầy tính “răn đe” của Dr. Thanh: “Lấy anh, sau này nhỡ đường đời thất bại, tự lồm cồm mà bò dậy chứ không ai đỡ em đâu” và “Em nghĩ kĩ chưa? Gật đầu theo anh là không hối hận à nha”.

Để có thể gật đầu “Anh đi đâu em cũng theo”, cô gái bán đường đẹp nhất chợ Bà Chiểu đã trải qua nhiều đêm trằn trọc, bởi ngoài sự lịch lãm và tự tin, cái ‘danh tiếng’ của Thanh ‘râu’ trước đó không mấy tốt đẹp: ăn chơi hay như làm, con gái qua tay ông không biết bao nhiêu mà kể.

“Lúc quen tui, nghe nói ổng có nhiều bồ nữa. Nhưng tôi nghĩ, mình có tài, không có lo. Không phải ổng chọn mình hay không, mà mình có chọn ổng không nữa chứ”, bà Nụ hồi tưởng khi trao đổi với phóng viên mới đây, ông Thanh không quên ‘vun’ thêm vào: “Ngu gì không chọn!”.

Sinh ra trong gia đình có nền tảng kinh doanh, cả hai bàn tính và nuôi mộng xây dựng hãng nước giải khát dẫn đầu thị phần trong nước. Những bước chập chững đầu tiên trên hành trình hiện thực hóa ước mơ chẳng ít gian truân.

Sau khi buôn đường cát, gia đình tiến lên buôn bán nước ngọt, rồi chuyển sang sản xuất bia. Năm 1994, ông Thanh mua thanh lý một dây chuyền, thực chất là một mớ phế liệu, để bắt đầu chinh phục những kế hoạch lớn lao hơn.

Vào thời kinh tế chưa mở cửa, công ty tư nhân muốn phát triển phải tự nhập mua dây chuyền thanh lý từ những công ty trong nước mà không được nhập từ nước ngoài.

Với dàn máy gần như là phế liệu, chàng kỹ sư Bách Khoa tự mày mò cải tạo thành dây chuyền sản xuất nước giải khát. Chỉ 5 năm sau, nhờ tích cóp và mua đất, ông Thanh mua thêm được dàn máy hiện đại nhất nhì Đông Nam Á. Phân xưởng nước giải khát Bến Thành ra đời, làm tiền đề phát triển Tân Hiệp Phát thành tập đoàn nước giải khát phát triển nhanh nhất nhì thị trường.

Sóng gió ập đến

Biến cố đầu tiên diễn ra vào năm 2003, khi đang ở vị thế thứ ba trên toàn quốc trong ngành bia, Tân Hiệp Phát táo bạo đầu tư toàn bộ hệ thống từ Đức, cho ra đời bia Laser. Sản phẩm mang theo ước mơ tạo sự bứt phá đã gánh chịu thất bại đau đớn khi không thể cạnh tranh với những thương hiệu mạnh khác.

Đến 2014, khi ông gặp khó khăn trong việc điều động vốn vì kẹt tiền để khởi công nhà máy thì bà Phạm Thị Nụ gặp cơn tai biến dẫn đến liệt nửa người. Cũng vào giai đoạn đó, công ty liên tiếp rơi vào khủng hoảng truyền thông.

Đó là thời điểm cả “tượng đài” ấy dường như suy sụp. Ông Thanh nặng trĩu lòng mà nói với con gái rằng, nếu vợ có chuyện gì, ông sẽ không còn động lực để tiếp tục chiến đấu. Ông cũng rưng rưng nước mắt mà cậy nhờ y bác sĩ cứu chữa cho vợ mình. May mắn, sau đó sức khỏe bà Nụ khá lên.

40 năm cuồng phong, giông bão vẫn dừng sau cánh cửa

Nắm chặt đôi tay sau 40 năm đồng hành, hai từ “cam kết” được ông bà nhắc lại nhiều lần như chính chất keo gắn kết cho chặng đường dài đã qua. Là một người Công giáo, bà càng tin vào giao ước ngày vợ chồng làm lễ tại thánh đường. Điều này trở thành cánh tay kéo bà lại mỗi khi có ý định buông bỏ.

Bà từng bộc bạch: “Cơm sôi thì bớt lửa, cuộc sống gia đình sẽ có lúc người phụ nữ cần cố gắng chịu đựng để giữ gìn. Mình đã chọn có thêm người bạn đời thì cần giữ nhiều hơn. Mỗi người đều có sở thích riêng nhưng luôn đi kèm trách nhiệm, biết rõ cái giá phải trả khi chọn cái mình muốn và nhận thức rõ mái ấm gia đình là trên hết. Và ở gia đình đó còn có đồng đội của mình”.

Còn ông luôn nói với con: “Khi cưới vợ gả chồng không phải tìm người yêu mà tìm bạn đời chia ngọt sẻ bùi, dựa trên giá trị cốt lõi để bổ sung cho nhau. Lúc người đàn ông gặp khó khăn, thách thức thì vợ sẽ hỗ trợ và ngược lại, như thế mới tạo ra được giá trị bền vững”.

Mới đây, khi ông Thanh gặp biến cố bị bắt tạm giam, hàng loạt tin đồn tình ái của ông với 1 nữ ca sĩ bất ngờ bị dân mạng mang ra mổ xẻ. Đứng trước điều này, bà Nụ vẫn một mực giữ im lặng.