Gia Lai : Phòng chống, hạn chế số người tử vong vì bệnh Dại

Gia Lai : Phòng chống, hạn chế số người tử vong vì bệnh Dại

Theo công điện, thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 64 người tử vong do bệnh Dại; trong đó, khu vực Tây Nguyên có 15 ca. Riêng tỉnh Gia Lai, trong 9 tháng đầu năm 2023 dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến với 11 ca tử vong do bệnh Dại (huyện Đức Cơ 03 ca; các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Kông Chro, Đak Đoa, Kbang, Krông Pa và thành phố Pleiku mỗi địa phương 01 ca).

Hội nghị bàn biện pháp tăng cường phòng chống bệnh Dại ở Gia Lai

Gia Lai hiện là tỉnh có số người tử vong vì bệnh Dại cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm giám sát bệnh tại một số điểm giết mổ chó trên địa bàn thành phố Pleiku và huyện Đức Cơ đã phát hiện 03/20 mẫu dương tính với vi rút Dại. Điều này cho thấy, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người là rất cao.

Gia Lai hiện là tỉnh có số người tử vong vì bệnh Dại cao nhất cả nước. Theo thông kê: từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 64 người tử vong do bệnh Dại; trong đó khu vực Tây Nguyên có 15 ca. Riêng tỉnh Gia Lai, trong 9 tháng đầu năm 2023 dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến với 11 ca tử vong do bệnh Dại (huyện Đức Cơ 03 ca; các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Kông Chro, Đak Đoa, Kbang, Krông Pa và thành phố Pleiku mỗi địa phương 01 ca). Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm giám sát bệnh tại một số điểm giết mổ chó trên địa bàn thành phố Pleiku và huyện Đức Cơ đã phát hiện 03/20 mẫu dương tính với vi rút Dại. Điều này cho thấy, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người là rất cao”.

Những con chó thả rông là nguyên nhân gây ra bệnh Dại

Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, trong thời gian vừa qua UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh Dại. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện các chỉ tiêu trong phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật tại các địa phương đạt rất thấp so với Kế hoạch đề ra. Cụ thể, tỷ lệ chó, mèo được tiêm vắc xin Dại tính đến tháng 9/2023 đạt 16% tổng đàn, tuy có cáo hơn so với năm 2022 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với quy định là ít nhất 70% tổng đàn); tỷ lệ hộ dân nuôi chó thả rông chiếm khoảng 93%; tỷ lệ cấp xã lập sổ quản lý chó nuôi chỉ đạt gần 50%.

Để sớm kiểm soát tốt bệnh Dại, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt, tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt được các mục tiêu của Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030 và Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023.

Chó cắn người, nguyên nhâ gây ra bệnh Dại (ảnh minh họa)

Cụ thể, về phía UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo UBND cấp xã và các phòng, ban, đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dại cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại thuộc địa bàn quản lý; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý.

Khẩn trương bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 568/KH-UBND và Quyết định số 676/QĐ-UBND của UBND tỉnh; ưu tiên kinh phí mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo đồng loạt vào cùng một thời điểm; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo.

Người dân TP. Pleiku – Gia Lai ra đường sợ nhất những con chó thả hoang này

Tổ chức thống kê chính xác số hộ nuôi và số chó, mèo ở từng khu dân cư, thôn, xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định; báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu trên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS).

Đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh Dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Tăng cường áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin Dại được quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ…

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 568/KH-UBND và Quyết định số 676/QĐ-UBND của UBND tỉnh; chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Dại tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là để chỉ đạo xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

Chủ trì xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024 và Kế hoạch triển khai Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả công tác phòng, chống bệnh Dại; kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Phối hợp, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố: Thường xuyên giám sát, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp động vật mắc, nghi mắc bệnh Dại; điều tra, ứng phó, xử lý ổ bệnh Dại; tổ chức phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh theo quy định. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó, mèo ra, vào địa bàn tỉnh theo quy định…

Đối với Sở Y tế: Tham mưu xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về người do bệnh Dại. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giám sát bệnh Dại trên người; tăng cường năng lực xét nghiệm chủ động trên người. Tham mưu tổ chức, bố trí đầy đủ các điểm tiêm phòng, vật tư trang thiết bị để điều trị dự phòng bệnh Dại cho người tại các địa phương, đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 01 điểm tiêm phòng Dại; tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng theo quy định tại Kế hoạch số 568/KH-UBND…

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại…

Để hạn chế thấp nhất bệnh Dại, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các cơ quan, ban ngành vào cuộc quyết liệt, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, nhất là công tác tuyên truyền. Cùng với đó người dân địa phương thực hiện tốt việc phòng chống bệnh Dại, thực hiện tốt nhất các biện pháp phòng chống bệnh Dại và cách nuôi nhốt, tiêm phòng vác xin phòng chống các bệnh cho các loại động vật, nhất là chó, mèo; khi phát hiện người bị có mèo cắn, cần phải báo cho cơ sở y tế gần nhất, để kiểm tra và điều trị đúng qui định.

Lê Quang Hồi