Hiện trạng các dự án Tập đoàn Thuận An ‘góp mặt’

Hiện trạng các dự án Tập đoàn Thuận An ‘góp mặt’

Tháng 4/2020, Bộ GTVT quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến tháng 10/2020, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. (Ảnh: VOV).

Dự án này có chiều dài gần 40 km, điểm đầu giao với Quốc lộ 14 tại Km1758+946 (giáp đường tránh thị xã Buôn Hồ) thuộc địa phận xã Ea Đrơng (huyện Cư M’gar); điểm cuối giao với Quốc lộ 14 tại Km1790+400 thuộc địa phận xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột). Đây là dự án nhóm B, bề rộng mặt đường 12 m, gồm hai làn xe cơ giới, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương… Thời gian thực hiện từ 2020 đến 2023. (Ảnh: VOV).

Tháng 11/2023, Bộ GTVT quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 1.800 tỷ đồng, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2020, cơ bản hoàn thành trong năm 2024 và hoàn thành thủ tục đưa vào khai thác năm 2025. (Ảnh: Báo Đắk Lắk).

Dự án có bốn gói thầu, riêng Tập đoàn Thuận An cùng với ba nhà thầu khác thi công gói thầu xây lắp số 3, trị giá gần 515 tỷ đồng. (Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM).

Ngày 17/4, đại diện Công ty TNHH Hoài Ân (trụ sở Đắk Lắk) cho biết Báo Pháp luật TP.HCM biết, đơn vị đã ký kết với Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) để thực hiện đổ thảm 5,2 km bề mặt đường (từ Km 11+100 đến Km 16+300) gói thầu số 03 của dự án. (Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM).

Vị trí thi công của Tập đoàn Thuận An gần với nút giao cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, nhiều hạng mục của gói thầu vẫn còn ngổn ngang. (Ảnh: Tiền Phong).

Dự án đường tránh Đông bị chậm tiến độ. (Ảnh: Tiền Phong).

Tại Bắc Giang, liên danh Thuận An, CTCP Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính được lựa chọn thực hiện Gói thầu số 07, thi công xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu, huyện Yên Dũng. (Ảnh: Vietnamnet).

Gói thầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang mời thầu/chủ đầu tư. Liên danh nhà thầu trúng gói thầu này là 1.132,7 tỷ đồng. (Ảnh: Vietnamnet).

Theo phê duyệt, dự án có tổng chiều dài 8,59km, trong đó phần đường dẫn lên cầu hai bên dài khoảng 7,86km, công trình cầu Đồng Việt dài khoảng 731,2m. Dự án được triển khai thi công trong 3 năm (2022-2025), từ nguồn ngân sách tỉnh và trái phiếu chính quyền địa phương. (Ảnh: Vietnamnet).

Điểm cuối (Km8+590) của cầu kết nối với đường quy hoạch thuộc địa phận xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương (khớp nối với Dự án đầu tư xây dựng đường dẫn cầu Đồng Việt kết nối với Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh do UBND tỉnh Hải Dương đầu tư). (Ảnh: Vietnamnet).

Hiện, nhiều hạng mục cơ bản của dự án đã hoàn thành.

Những nhịp cầu tiếp tục thi công. (Ảnh: Tiền Phong).

Công nhân nhộn nhịp làm việc trên công trường. (Ảnh: Tiền Phong).

Dự kiến, cầu Đồng Việt sẽ hợp long vào cuối tháng 8/2024 và hoàn thành, đưa vào khai thác cuối tháng 9/2024. (Ảnh: Tiền Phong).

Tại Đà Nẵng, dự án hầm chui tại nút giao thông Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương (TP. Đà Nẵng), Tập đoàn Thuận An cũng “góp mặt” khi liên danh với một nhà thầu khác thi công, với giá trị hợp đồng gần 120 tỷ đồng.

Hầm chui tại nút giao thông Điện Biên Phủ được khởi công tháng 12/2016. Hầm có hình chữ Y, chiều dài tuyến xây dựng hầm chui là 432m, trong đó hầm kín dài 80m, hầm hở dài 180m và chiều dài đường dẫn 172 m.

Theo thời hạn hợp đồng, đến tháng 12/2017 dự án hoàn thành. Tuy nhiên, để chào mừng Tuần lễ Cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017, liên danh nhà thầu đã hoàn thành công trình trước thời hạn gần hai tháng, chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 1/11/2017.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, nhiều người bất ngờ khi thấy nước ngập trong hầm chui dù trời không mưa. Theo nhận định của một số người, có thể nước ở hồ Công viên 29/3 thấm vào trong hầm. Có thời điểm hầm chui Điện Biên Phủ ngập sâu 4 m.

Khánh Hoài (tổng hợp)