VIỆN KSND THÀNH PHỐ PLEIKU QUYẾT ĐẨY 5 CÁN BỘ VÀO T.u NHƯ THẾ NÀO?

VIỆN KSND THÀNH PHỐ PLEIKU QUYẾT ĐẨY 5 CÁN BỘ VÀO T.u NHƯ THẾ NÀO?

Viện KSND thành phố Pleiku đã biến “THẤT THOÁT” thành ra “THIỆT HẠI” ra sao?
Năm 2018, Thanh tra tỉnh Gia Lai, có Quyết định số 13/QĐ-TTr ngày 22/2/2018, thanh tra việc quản lý, sử dụng kinh phí từ 2013-2017 đối với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Chi cục) và có Kết luận thanh tra số 07/KL-TTr ngày 18/4/2018.
Quyết định thanh tra số 13/QĐ-TTr ngày 22/2/2018 của Thanh tra tỉnh Gia Lai không có căn cứ pháp luật vì theo Luật thanh tra 2010, Thanh tra tỉnh không có thẩm quyền thanh tra cơ quan của Sở. Do đó dẫn đến kết luận thanh tra không có giá trị pháp luật nhưng, Thanh tra tỉnh Gia Lai vẫn chuyển sang cơ quan điều tra để che dấu dấu hiệu sai phạm của mình.
Từ năm 2018 đến hết năm 2019 xác minh các thông tin của Kết luận thanh tra số 07/KL-TTr và có Kết luận điều tra số 129. Nội dung chính Kết luận điều tra 129 nói có các vi phạm nhưng ở mức độ xử lý hành chính, không có dấu hiệu hình sự. Còn riêng chỗ cây giống cà chua, làm sai 21,6 triệu đồng. Họ truy cứu trách nhiệm hình sự với Phan Ngọc Tiến, và Nguyễn Thị Hoài Thu tội tham ô 11,4 triệu đồng. Số tiền cấp dư hạt giống cho người dân 10,2 triệu đồng cũng không truy cứu.
Tháng 9 năm 2021, đưa ra xét xử Tiến và Thu tội tham ô 11,4 triệu thì không kết án được vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Thế là Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Pleiku và Tòa án nhân dân thành phố Pleiku thống nhất, đề nghị cơ quan điều tra chuyển sang tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ đối với 05 người, bao gồm Tiến, Thu, Toàn, Là và Thảo.
Kết luận giám định nói 5 người này làm “thất thoát, thiệt hại” tổng cộng 48,5 triệu đồng. Điều 356 Bộ luật hình sự quy định phải gây hậu quả là “thiệt hại” từ 10 triệu đồng trở lên mới có dấu hiệu về hậu quả. Nhưng họ vẫn lấy kết luận giám định tư pháp để khởi tố, truy tố và buộc tội. Còn các dấu hiệu khác như vụ lợi, trái công vụ, cố ý trực tiếp chỉ định tính, rất mù mờ mang tính quy chụp.
Khi khởi tố các đương sự không chịu vì trong hồ sơ không có chỗ nào nói họ gây thiệt hại từ 10 triệu trở lên. Trong kết quả giám định chỉ nói thất thoát, thiệt hại. Vậy thất thoát bao nhiêu, thiệt hại bao nhiêu và có thiệt hại trên 10 triệu hay không?
Thế là họ đi giám định bổ sung, hỏi giám định viên và ép Giám định viên phải nói thất thoát, thiệt hại chính là thiệt hại để khép tội. Sở Tài chính và các Giám định viên không đồng ý, nên họ trưng cầu thêm Giám định viên thứ 3.
Giám định viên thứ 3 là ông Lê Ngọc Đình nói cả 2 cái đều là thất thoát: máy chiếu thất thoát 9,9 triệu; mô hình rau thất thoát 21,6 triệu đồng, tổng cộng 31,5 triệu đồng.
Do đó, Viện Kiểm sát và Tòa án thành phố Pleiku thống nhất bỏ luôn kết quả điều tra bổ sung và giám định bổ sung (trong hơn 1 năm) ra, lấy kết luận giám định ban đầu để kết án. Nghĩa là họ coi “thất thoát, thiệt hại” 48,5 triệu đồng là “thiệt hại” 48,5 triệu đồng; Bỏ kết quả giám định của ông Lê Ngọc Đình là thất thoát 31,5 triệu đồng đi.
Về thất thoát, thực chất chỉ có 11,4 triệu đồng, vì:
– Số tiền cấp dư hạt giống cho người dân 10,2 triệu đồng được hiểu đương nhiên giành cho họ. Nên không gọi là thất thoát. Ban đầu cơ quan điều tra cũng đánh giá như vậy.
– Thanh toán máy chiếu: nhà nước cho thuê 65 ngày với đơn giá 600k/ngày, Chi cục cũng làm đúng như thế thì không gọi là thất thoát, hay thiệt hại. Vì ngân sách không bị xâm phạm gì. Chỉ có khác là lẽ ra thuê 65 ngày thì toàn bộ số tiền đó trả cho người có máy chiếu là hết 39 triệu đồng. Nhưng Chi cục không thuê mà mua 01 cái máy chiếu 12,1 triệu để dùng 65 ngày, đồng thời thanh toán là thuê máy chiếu. Việc này đối với nhà nước là sai về mặt kế toán, nhưng nhờ vậy mà Chi cục mua cho cơ quan 01 cái máy chiếu (12,1 triệu) và 01 cái ipad (17 triệu). Còn lại là chi lặt vặt 9,9 triệu đồng. Như vậy là có lợi cho Chi cục, mà Chi cục là cơ quan nhà nước thì có lợi cho nhà nước mà ngân sách không mất thêm đồng nào.
Và với mánh khóe như thế, Tòa án nhân dân TP Pleiku mở phiên toàn sơ thẩm ngày 28/2/2023, tuyên 5 cán bộ của Chi cục tổng cộng là 14 năm tù; trong đó Chi cục trưởng Lê Huy Toàn 6 năm, Nguyễn Thị Hoài Thu (kế toán, 5 năm), ba người còn lại là Phan Ngọc Tiến, Chu Thị Là, Nguyễn Thị Thu Thảo mỗi người 01 năm tù giam.
Cả 5 cán bộ đều kháng án!